top of page

Checklist kiểm tra website trước khi xuất bản

Đã cập nhật: 9 thg 2

Khi bạn xuất bản một website, hào hứng và chia sẻ nó đến mọi người.

NHƯNG

Quá nhiều inbox lỗi xuất hiện, dù bạn đã kiểm tra rất kỹ rồi.

Cũng giống như khi bạn truy cập vào một website nào đó, thấy khó chịu hoặc không tin tưởng để làm gì đó tiếp theo khi:

  • Đợi cả phút để nó tải xong?

  • Hoặc bấm vào một liên kết nhưng nó lại dẫn đến trang lỗi?

Những trải nghiệm tệ như vậy có thể làm người dùng rời đi ngay lập tức và Google cũng không đánh giá cao trang web của bạn. Nếu bạn không muốn mất đi cơ hội thu hút khách hàng ngay từ đầu, hãy chắc chắn rằng website của bạn sẵn sàng hoạt động một cách mượt mà, tối ưu SEO, và thân thiện với người dùng trước khi xuất bản.

Hãy cùng kiểm tra với checklist dưới đây để đảm bảo mọi thứ đều hoàn hảo!

Ít nhất đây là những thứ cơ bản và tối thiểu cần làm.

1. Kiểm Tra Kỹ Thuật (Technical Audit)

Kiểm tra tốc độ tải trang

Vấn đề nếu không tối ưu: Một trang web tải chậm có thể làm mất tới 53% người dùng di động, đồng nghĩa với việc bạn mất đi một lượng lớn traffic tiềm năng.

  • Công cụ hỗ trợ: Google PageSpeed Insights, GTmetrix.

  • Giải pháp: Giảm dung lượng hình ảnh, sử dụng CDN, tối ưu CSS/JS để cải thiện tốc độ tải trang.

Xác nhận trang đã được index trên Google

Nếu Google không index trang của bạn, nó sẽ không bao giờ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm – đồng nghĩa với việc không ai có thể tìm thấy bạn!

Hãy kiểm tra sitemap.xml và robots.txt có bị khoá index không.

Thẻ meta trong file robots nếu noindex thì website đã bị chặn index
Thẻ meta trong file robots nếu noindex thì website đã bị chặn index

Công cụ hỗ trợ: Google Search Console

Kiểm tra URL và liên kết nội bộ

Kiểm tra tất cả liên kết, nút bấm trên website có bị lỗi không. Thật khó chịu khi quan tâm và bấm vào nút “TÌM HIỂU THÊM” nhưng nó không hoặc động hoạt ra một trang lỗi.

Kiểm tra tất cả liên kết, sửa lỗi hoặc redirect khi cần.

Công cụ hỗ trợ: Ahrefs, Screaming Frog khi website có số lượng liên kết lớn như website thương mại điện thử. Nếu website có 10-20 trang thì chỉ cần kiểm tra thủ công là được.

2. Kiểm Tra SEO Cơ Bản

Meta title & description có tối ưu không?

Đây là lỗi thường thấy nhất

Trong quá trình làm website, title và mô tả của trang hoặc bài viết không ngẫu nhiên mà tự tối ưu một cách hấp dẫn. Chúng ta cần phải làm trước khi xuất bản.

Các chỉ số cơ bản cần chỉnh về SEO trước khi xuất bản website
Các chỉ số cơ bản cần chỉnh về SEO trước khi xuất bản

Title và description sẽ hiển thị khi website được index bởi Google và người dùng sẽ. Nếu title và description không hấp dẫn, người dùng sẽ không click vào website của bạn dù nó có xuất hiện trên Google.

Cả Url có dài và thân thiện hay chưa?

Ví dụ bài viết: "Chi phí thiết kế một website là bao nhiêu?" sẽ được tối ưu thành "https://www.web1trang.vn/chi-phi-thiet-ke-website" chứ không để mặc định dài và nhìn không thân thiện.

Website có sitemap.xml & robots.txt?

Tạo sitemap.xml và kiểm tra robots.txt để đảm bảo không chặn nội dung quan trọng.

Khi bạn kết nối với Google Search Console, sitemap.xml cũng sẽ quan trọng để Google biết bạn có cập nhật nội dung gì mới trên website.

Với các nền tảng phổ biến như Wix, Wordpress, WebFlow, Framer… thì sitemap.xml mặc định luôn có đầy đủ và chỉ tiết. Chỉ trong một số trường hợp lỗi thì không có.

Kiểm Tra Trải Nghiệm Người Dùng (UX/UI Audit)

Website có responsive (hiển thị tốt trên mobile)?

Nếu website của bạn hiển thị kém trên di động, tỷ lệ thoát trang sẽ tăng cao và bạn sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Hiện nay, phần lớn lượt truy cập là thiết bị mobile nên đây là việc hết sức cần thiết và quan trọng.

Công cụ hỗ trợ: Google PageSpeed Insights


Hãy sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc trực tiếp sử dụng điện thoại để kiểm tra ngay và kỹ một chút.

Kiểm tra CTA (nút kêu gọi hành động)

Nếu nút CTA không nổi bật hoặc không hoạt động, bạn sẽ mất đi cơ hội chuyển đổi khách hàng.

Click thử tất cả nút CTA để đảm bảo chúng hoạt động đúng.

Kiểm Tra Bảo Mật & Hiệu Suất

Website có HTTPS?

Nếu website không có SSL, trình duyệt sẽ cảnh báo "Không bảo mật", làm khách hàng rời đi ngay lập tức. Nhìn thông báo này nhìn cứ như bị virus nên khách hàng sẽ không có thiện cảm.


Trình duyệt cảnh báo khi website thiếu https
Trình duyệt cảnh báo khi website thiếu https

Giải pháp: Cài SSL miễn phí từ Let's Encrypt hoặc mua từ các nhà cung cấp domain

Các nền tảng Saas như Webflow, Wix, Ladipage… thì có hỗ trợ SSL miễn phí

Cài đặt các công cụ theo dõi

Google Analytics & Search Console là 2 công cụ phổ biến để cài đặt để theo dõi website, theo dõi hiệu suất trang web. Các chỉ số: Người truy cập, số lần xem trang, thời gian xem trang…. đều sẽ được cung cấp một cách chi tiết.

Hai công cụ này khuyên nên cài đặt lên website, không theo dõi được không biết được có hiệu quả như thế nào.

Đối với riêng nền tảng Wix có sẵn Analytics rất chi tiết, bạn chỉ cần cài đặt Google Search Console và kết nối với website Wix là được. Sẽ xem được các chỉ số trực tiếp trên Wix luôn.

Wix Analytics
Wix Analytics có sẵn trên website cũng rất chi tiết

Một website không tối ưu có thể khiến bạn mất traffic, giảm thứ hạng SEO và bỏ lỡ khách hàng tiềm năng. Chúng ta đã dành rất nhiều tâm huyết, thời gian và chi phí trước đó, hãy đầu tư thật nghiêm túc vào việc kiểm tra website trước khi xuất bản.

bottom of page