top of page

Các thuật ngữ cơ bản khi làm website - Đừng làm mà không hiểu nó là gì

Nếu bạn từng nghe những thuật ngữ như "domain", "hosting", "UI/UX" mà cảm thấy mơ hồ… thì cũng bình thường thôi vì ước chân vào thế giới làm website cũng giống như khám phá một vùng đất mới.

Và đôi khi, dịch những từ này ra tiếng Việt cũng không thể hiểu hết ý và cũng không được thông dụng vì mọi người vẫn gọi những thuật ngữ gốc (tiếng Anh).

Bài viết này Huy sẽ giúp bạn hiểu rõ những khái niệm cơ bản theo cách dễ hiểu nhất, giúp bạn tự tin hơn trong hành trình tạo dựng website của mình.

1. Domain (Tên miền) - Địa chỉ nhà của website

Tên miền là địa chỉ giúp mọi người tìm thấy website của bạn trên internet, giống như số nhà trên một con phố. Ví dụ: web1trang.vn. Chọn tên miền hợp lý sẽ giúp thương hiệu của bạn dễ nhớ hơn.

Mẹo hay:

  • Ngắn gọn, dễ đọc, dễ gõ.

  • Tránh ký tự đặc biệt hoặc số nếu không thực sự cần thiết.

  • Ưu tiên tên miền .com, .vn

  • Thường đặt theo tên thương hiệu, ngách, từ khoá chính hoặc một ý nghĩa khác

2. Hosting – Mảnh đất để xây dựng "ngôi nhà" website

Nếu domain là địa chỉ, thì hosting chính là mảnh đất nơi website của bạn được xây dựng. Không có hosting, website của bạn không thể hoạt động. Dưới đây là các lựa chọn phổ biến:

  • Shared Hosting: Rẻ, dễ dùng, tài nguyên bị chia sẻ

  • VPS Hosting: Mạnh hơn, linh hoạt hơn.

  • Cloud Hosting: Mở rộng dễ dàng khi lượng truy cập tăng.

  • SaaS Website Hosting (như Wix, Shopify, Squarespace...): Bao gồm cả tính năng, hosting, support kỹ thuật…

3. Concept - "Cảm giác" mà bạn muốn website truyền tải

Website của bạn sẽ mang phong cách gì? Dưới đây là một số concept phổ biến:

  • Tối giản (Minimalist): Gọn gàng, tinh tế, dễ đọc.

  • Doanh nghiệp (Corporate): Chuyên nghiệp, đáng tin cậy.

  • Thương mại điện tử (E-commerce): Tập trung vào trải nghiệm mua sắm.

Bạn muốn website mang lại cảm giác gì cho người truy cập?

Concept có thể viết ra từ ý tưởng, tham khảo template hoặc kho ý tưởng như Pinterest. Cuối cùng, tập trung diễn tả được concept thông qua các thiết kế.

4. Color Palette - Bảng màu chuẩn của website

Màu sắc đồng bộ khiến người truy cập cảm thấy dễ chịu, đồng nhất và dễ dàng hơn để nhận ra đang vào website của ai.

Có bản màu, các trình kéo thả website hiện nay cũng cho thêm Color Palette ⇒ Khi chỉnh sửa chỉ cần chọn để đồng nhất màu sắc ⇒ Khi cần đổi một màu sắc, cả website sẽ tự động đổi theo.


Một số quy tắc phối màu cơ bản:

  • Dùng công cụ như Coolors.co để lấy ý tưởng màu sắc.

  • Quy tắc 60-30-10: 60% màu chủ đạo, 30% màu phụ, 10% màu nhấn.

  • Chọn màu phù hợp với thương hiệu (ví dụ: xanh dương thường dùng cho công nghệ, tài chính).

5. Website Goals – Mục tiêu của bạn là gì?

Trước khi bắt đầu, hãy tự hỏi: Mình muốn website này làm gì?

  • Giới thiệu doanh nghiệp: Cung cấp thông tin về công ty, dịch vụ.

  • Bán hàng online: Giỏ hàng, thanh toán, sản phẩm.

  • Viết blog, chia sẻ nội dung: Nơi bạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.

Xác định mục tiêu ngay từ đầu sẽ giúp bạn chọn đúng nền tảng và thiết kế phù hợp.

Trả lời câu hỏi tại sao - Why lại là điều cần với bất kỳ ai khi bắt đầu. Có thể bạn tham khảo và thích website đối thủ, có thể bạn thích một website nào đó có sẵn nhưng tại sao bạn làm website đó mới là quan trọng.

6. Cấu trúc Silo - Cách tổ chức nội dung website

Nội dung trên website không nên lộn xộn, cần có một cấu trúc rõ ràng để giúp Google và người dùng dễ dàng tìm kiếm:

  • Physical Silo (Cấu trúc silo vật lý): Chia nội dung thành từng danh mục rõ ràng.

  • Virtual Silo (Cấu trúc silo ảo): Sử dụng liên kết nội bộ thông minh để kết nối các bài viết liên quan.


Sắp xếp nội dung tốt giúp website dễ SEO hơn và giữ chân khách hàng lâu hơn.

7. Responsive Design – Website phải "chuẩn" trên mọi thiết bị

Nếu website của bạn trông đẹp trên máy tính nhưng rối rắm trên điện thoại, thì đó là một vấn đề lớn! Website cần phải:

  • Tự động điều chỉnh kích thước trên mọi màn hình.

  • Trải nghiệm mượt mà, không cần zoom in/out để đọc nội dung.

  • Google ưu tiên các website mobile-friendly khi xếp hạng SEO.

8. UI/UX – Giao diện & Trải nghiệm người dùng

  • UI (User Interface): Giao diện người dùng, gồm màu sắc, nút bấm, hình ảnh.

  • UX (User Experience): Trải nghiệm tổng thể khi người dùng sử dụng website.

Một UI đẹp chưa chắc có UX tốt. Hãy tối ưu cả hai để người dùng thích thú khi truy cập website của bạn!


Mô tả nhanh về UX/UI
Mô tả nhanh về UX/UI

9. Call to Action (CTA) – Đừng để khách rời đi mà không làm gì

CTA là những lời kêu gọi hành động như:

  • "Đăng ký ngay"

  • "Nhận ưu đãi ngay hôm nay"

  • "Tải tài liệu miễn phí"

Một CTA tốt phải nổi bật, dễ thấy, dễ bấm.

SEO – Cách để website của bạn xuất hiện trên Google

SEO là chìa khóa giúp website có nhiều lượt truy cập tự nhiên. Một số yếu tố quan trọng:

  • On-page SEO: Tối ưu tiêu đề, hình ảnh, nội dung.

  • Off-page SEO: Xây dựng backlink từ các website khác.

  • Technical SEO: Cải thiện tốc độ tải trang, tối ưu mã nguồn.

Làm tốt SEO sẽ giúp website của bạn xuất hiện trên Google một cách bền vững!

Hiểu rõ các thuật ngữ trên sẽ giúp bạn dễ dàng tìm hiểu và xây dựng website chuyên nghiệp ngay từ đầu. Bạn có thuật ngữ nào muốn tìm hiểu thêm không? Hãy để lại bình luận nhé! 🚀

bottom of page