top of page

Đo lường và tối ưu Website, bí quyết tăng trưởng website bền vững không nên bỏ lỡ

Ảnh của tác giả: Web1trang.vnWeb1trang.vn

Đã cập nhật: 11 thg 12, 2024

MỤC LỤC:

===

Đo lường và tối ưu Website có lẽ là câu chuyện cần được bàn đến một cách nghiêm túc, sau tất cả những nỗ lực trong thời gian vừa qua, từ xây dựng nền tảng, lên chiến lược nội dung và thu hút traffic. 


Bởi vì việc sở hữu một website tốt về mặt kỹ thuật, cấu trúc, nội dung thôi là chưa đủ. Trong bối cảnh các thuật toán của Google liên tục thay đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc đo lường và tối ưu website trở nên cực kỳ quan trọng. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể đảm bảo website luôn hoạt động hiệu quả, đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.


Không chỉ vậy, các nguồn traffic đổ vào website cũng được rõ ràng đã mang lại hiệu quả gì, traffic nào đang chất lượng nhất để chúng ta biết đâu là nơi cần tập trung tối ưu.


Đầu tư vào việc đo lường và tối ưu website, chính là bạn đang đầu tư vào sự phát triển bền vững của thương hiệu cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp mình - Web1trang

Đo lường và tối ưu Website là gì?

Chúng ta thường cho rằng việc đo lường và tối ưu là một nên không hiểu rõ giai đoạn này. Trong khi đó, đo lường và tối ưu là 2 việc hoàn toàn khác nhau, bổ trợ qua lại với nhau.


Đo lường Website

Đo lường Website là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá các số liệu đang có trên Website để biết được tình trạng hoạt động thực tế, sau đó đánh giá hiệu quả và có các phương pháp cải tiến giúp Website tốt hơn.


Các khía cạnh đo lường Website, bao gồm: lưu lượng truy cập, hành vi người dùng, tỷ lệ chuyển đổi, hiệu suất kỹ thuật, tương tác nội dung, SEO và thứ hạng tìm kiếm


Nói một cách dễ hiểu hơn việc đo lường hiệu quả website giống như việc chúng ta lắng nghe những "phản hồi" từ chính khách hàng của mình. Mỗi lượt click, mỗi lần dừng lại xem, hay thậm chí là mỗi lần rời đi đều là những tín hiệu quý giá cho thấy website của chúng ta đang "giao tiếp" với họ như thế nào.

đo lường website

Tối ưu Website

Sau khi đã đo lường và phân tích hiệu suất website, bước tiếp theo là tối ưu website để cải thiện hiệu quả hoạt động. Có số liệu cụ thể mà không có bất cứ hành động nào thì thật đáng tiếc, chúng ta đang có “mỏ vàng” nhưng chưa được khai thác.


Tối ưu website là việc sử dụng dữ liệu thu thập được từ quá trình đo lường để cải thiện hiệu suất của website. Đây là một quá trình liên tục, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ kỹ thuật đến nội dung bảo đảm chiến lược Marketing Website sau này thuận lợi hơn.


Các khía cạnh tối ưu Website, bao gồm: tốc độ tải trang, trải nghiệm người dùng, tối ưu nội dung, tỷ lệ chuyển đổi, thứ hạng tìm kiếm…


Việc tối ưu website giống như việc chúng ta "trang trí" và "nâng cấp" cho ngôi nhà của mình. Điều này giúp ngôi nhà không chỉ đẹp hơn, thu hút hơn mà còn trở nên tiện nghi và thoải mái hơn cho những vị khách ghé thăm.

đo lường website

Tại sao đo lường và tối ưu Website lại quan trọng?

Đo lường và tối ưu website là hai bước quan trọng để đảm bảo website hoạt động hiệu quả, đáp ứng mục tiêu kinh doanh và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. 


Bạn sẽ hiểu rõ hơn thông qua các ví dụ Huy chia sẻ dưới đây.

  • Ví dụ đầu tiên, khi làm việc với một website bán hàng online, Huy nhận thấy tỷ lệ thoát trang ở trang sản phẩm khá cao. Sau khi phân tích, mình phát hiện ra rằng phần mô tả sản phẩm quá sơ sài, thiếu thông tin chi tiết, cần bổ sung thêm thông tin, hình ảnh sản phẩm chất lượng để giúp giảm tỷ lệ thoát trang, từ đó tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.


  • Ví dụ thứ hai đến từ sàn thương mại điện tử như Amazon, Shopee, Tiki thường sử dụng "gợi ý" sản phẩm cho khách hàng dựa trên lịch sử mua hàng, hành vi duyệt website của họ. Bạn sẽ thường thấy các sản phẩm đang có nhu cầu nằm bên dưới sản phẩm vừa xem.


Đây gọi là "cá nhân hóa" trải nghiệm của họ trên website bằng cách hiển thị những nội dung, sản phẩm/dịch vụ phù hợp với sở thích, nhu cầu của từng người.


  • Ví dụ thứ ba cho việc thiết kế trải nghiệm người dùng (đây là chuyên môn chính của mình tại Web1trang). 


Đó là khi Huy chỉnh tốc độ tải trang nhanh hơn cho một nhãn hàng thời trang, người dùng dễ bỏ vào giỏ hàng hơn. Ngay dưới phần mua hàng Web1trang đã thiết kế nút “call to action” với nội dung sản phẩm chỉ còn 2. Nhờ đó kích thích người dùng mua sắm nhanh hơn.


Vậy sau tất cả, chúng ta có thể tổng kết lại 3 lý do quan trọng nhất cần phải đo lường và tối ưu Website, đó là:

  • Tăng hiệu quả kinh doanh: giúp đạt được mục tiêu doanh thu, mở rộng thương hiệu hoặc tăng trưởng khách hàng.

  • Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: website được tối ưu mang lại trải nghiệm tốt, giúp giữ chân khách hàng.

  • Duy trì lợi thế cạnh tranh: liên tục đo lường và tối ưu giúp website không bị tụt hậu so với đối thủ.


Nếu bạn đã thấy tầm quan trọng của việc đo lường và tối ưu Website rồi, tiếp theo hãy đi vào sâu hơn nên đo lường như thế nào, có những công cụ đo lường nào và các bước tối ưu hiệu quả.

đo lường website

Các chỉ số quan trọng giúp đo lường Website hiệu quả

Để đo lường hiệu quả website một cách toàn diện, chúng ta cần xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên kinh nghiệm của Huy, việc tập trung vào 5 nhóm chỉ số chính dưới đây sẽ cung cấp bức tranh rõ nét nhất về hiệu suất website.


Chỉ số về lưu lượng truy cập

Đây là nhóm chỉ số cơ bản, cho biết lượng người dùng truy cập vào website của bạn.

  • Tổng số lượt truy cập (Total visits): số lượng người dùng truy cập vào website của bạn trong một khoảng thời gian nhất định: 1 tuần, 1 tháng…


  • Nguồn truy cập (Traffic sources): nguồn gốc của các lượt truy cập là đến từ đâu: Công cụ tìm kiếm (Organic Traffic), Trả phí (Paid Traffic), Trực tiếp (Direct Traffic), Liên kết giới thiệu (Referral Traffic).


  • Số trang/phiên (Pages per session): số lượng trang trung bình mà mỗi người dùng xem trong một phiên truy cập.


  • Lượt xem trang (Pageviews): tổng số lượt xem trang trên website.


Hành vi người dùng (User behavior)

Nhóm chỉ số này cho biết cách thức người dùng tương tác với website của bạn.

  • Tỷ lệ thoát (Bounce rate): tỷ lệ phần trăm người dùng rời khỏi website ngay sau khi xem một trang duy nhất mà không thực hiện bất kỳ hành động nào (như nhấp vào liên kết, điền biểu mẫu, hoặc chuyển sang trang khác).


  • Thời gian trung bình trên trang (Average time on page): thời gian trung bình mà người dùng dành để xem một trang cụ thể trên website.


  • Độ sâu trang (Pages per session): số trang trung bình mà một người dùng xem trong một phiên truy cập trên website.


Chỉ số về chuyển đổi (Conversion metrics)

Nhóm chỉ số này đánh giá hiệu quả của website trong việc đạt được các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như bán hàng, thu thập thông tin khách hàng, hoặc tăng lượt tải xuống.

  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate): tỷ lệ phần trăm người dùng thực hiện hành động chuyển đổi mong muốn (mua hàng, đăng ký, điền form...).


  • Giá trị chuyển đổi (Conversion value): giá trị trung bình của mỗi chuyển đổi (ví dụ: doanh thu từ mỗi đơn hàng).


  • Chi phí trên mỗi chuyển đổi (Cost per conversion): số tiền bạn phải chi trả để có được một chuyển đổi (thường dùng trong quảng cáo).


Hiệu suất kỹ thuật

Nhóm chỉ số này tập trung vào các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

  • Tốc độ tải trang (Page Speed): là thời gian cần thiết để nội dung trên website hiển thị đầy đủ cho người dùng, thường được đo bằng giây.


  • Tỷ lệ lỗi (Error Rate): là phần trăm số lượng yêu cầu của người dùng (requests) dẫn đến lỗi trên website, chẳng hạn như lỗi 404 Not Found, 500 Internal Server Error, hoặc Timeout Error.


  • Khả năng truy cập trên thiết bị di động (Mobile Friendliness): mức độ website hiển thị và hoạt động tốt trên các thiết bị di động, đảm bảo giao diện thân thiện và thao tác dễ dàng.


Chỉ số về SEO (SEO Metrics)

  • Thứ hạng từ khóa (Keyword Ranking): vị trí của website trên trang kết quả tìm kiếm cho một từ khóa cụ thể.

  • Số lượng backlink: số lượng liên kết từ các website khác trỏ đến website của bạn.

  • Chỉ số Domain Authority (DA): chỉ số đánh giá độ uy tín của website.

đo lường website

Các công cụ giúp đo lường Website hiệu quả

Để đo lường website một cách hiệu quả, bạn cần sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu. Dưới đây, Huy sẽ giới thiệu một số công cụ căn bản và phổ biến nhất.


Google Analytics

Đây là công cụ phân tích website miễn phí được cung cấp bởi Google, cũng là công cụ phổ biến nhất hiện nay. Google Analytics cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về:

  • Lưu lượng truy cập: số lượng người truy cập, nguồn truy cập, các trang được truy cập nhiều nhất...

  • Hành vi người dùng: thời gian ở lại trang, tỷ lệ thoát, độ sâu trang...

  • Chuyển đổi: tỷ lệ chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, chi phí trên mỗi chuyển đổi...

  • Thị phần: nhân khẩu học, sở thích, thiết bị sử dụng... của người dùng.


Google Search Console

Google Search Console là một dịch vụ miễn phí của Google dành cho bất kỳ ai sở hữu website. Nó giống như một bảng điều khiển, cung cấp cho bạn các công cụ và báo cáo để giúp bạn theo dõi, duy trì và khắc phục tình trạng hiển thị của website trong kết quả tìm kiếm của Google.


Nói một cách dễ hiểu, Google Search Console giúp bạn hiểu rõ Google "nhìn nhận" website của bạn như thế nào và người dùng tìm thấy trang web của bạn ra sao trên Google Tìm kiếm.


Google Search Console cung cấp những gì?

  • Hiệu suất tìm kiếm: từ khóa nào mang lại lưu lượng truy cập cho website, thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm...

  • Khả năng thu thập dữ liệu: Googlebot có gặp vấn đề gì khi thu thập dữ liệu website của bạn hay không?

  • Trạng thái lập chỉ mục: các trang nào đã được Google lập chỉ mục, các trang nào gặp lỗi...

  • Các vấn đề về bảo mật và sử dụng trên thiết bị di động: website của bạn có an toàn và thân thiện với thiết bị di động hay không?


Wix Analytics

Đây là công cụ dành cho ai sử dụng website trên nền tảng Wix.com.


Không cần phải cài đặt mã nhúng bất cứ bên nào, Wix Analytics được tích hợp sẵn cho chúng ta một cái nhìn toàn diện và đầy đủ về tất cả các chỉ số trên website: Traffic, luồng người dùng, chuyển đổi, doanh số…


Tất cả những chỉ số của website hay “doanh nghiệp online” của bạn được thể hiện rõ ràng và cụ thể qua từng chỉ số.


Ngoài ra, Wix analytics còn kết nối với Google Search Console để đồng bộ các chỉ số liên quan đến vị trí từ khóa, lượt click từ người dùng tìm kiếm kết quả trên Google.


Điểm hay của Wix là tích hợp sẵn trong website và các chỉ số cũng được thể hiện rất dễ hiểu, phục vụ cho khách hàng dùng Wix. Ngoài ra, ai sử dụng app Wix cũng có thể xem các báo cáo này đơn giản trực tiếp từ app.


Một số công cụ bên thứ 3

  • Ahrefs: Nổi bật với dữ liệu backlink mạnh mẽ, giúp bạn phân tích backlink của website mình và đối thủ một cách chi tiết.

  • Semrush: "Bộ công cụ SEO đa năng" với nhiều tính năng, từ nghiên cứu từ khóa đến phân tích đối thủ cạnh tranh.

  • Moz: Cung cấp các chỉ số SEO quan trọng như Domain Authority và Page Authority, giúp bạn đánh giá sức mạnh website.

  • Majestic: Chuyên về phân tích backlink, cung cấp dữ liệu backlink lịch sử và các chỉ số đánh giá chất lượng backlink.

đo lường website

Các bước tối ưu căn bản giúp Website tăng hiệu suất x3 

Tăng hiệu suất website gấp 3 lần là một mục tiêu đầy tham vọng, nhưng hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn áp dụng đúng phương pháp và kiên trì thực hiện. 


Huy chia sẻ với bạn 5 bước hiệu quả để tối ưu Website:

Bước 1: Tối ưu tốc độ tải trang

Giảm kích thước hình ảnh, tối ưu mã nguồn và sử dụng CDN để cải thiện tốc độ tải.

Bước 2: Tối ưu SEO Onpage

Tối ưu tiêu đề, meta description, URL, heading, và liên kết nội bộ để cải thiện thứ hạng.

Bước 3: Tối ưu nội dung

Xây dựng nội dung chất lượng, cập nhật thường xuyên, và tối ưu từ khóa, hình ảnh.

Bước 4: Tối ưu chuyển đổi

Thiết kế nút CTA nổi bật, đơn giản hóa biểu mẫu và sử dụng đánh giá để tăng lòng tin.

Bước 5: Phân tích và theo dõi sát sao

Sử dụng Google Analytics, A/B Testing để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược.


*Lưu ý:

  • Việc tăng hiệu suất website gấp 3 lần đòi hỏi thời gian và nỗ lực. Bạn cần kiên trì thực hiện các bước tối ưu và liên tục theo dõi, phân tích để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.

  • Kết quả đạt được có thể khác nhau tùy thuộc vào từng website và lĩnh vực hoạt động.


Bằng cách áp dụng các bước tối ưu trên, bạn có thể cải thiện đáng kể hiệu suất website và tiến gần hơn đến mục tiêu tăng trưởng gấp 3 lần. Bạn đọc thêm bài viết dưới đây để nắm rõ từng bước chi tiết hơn.

đo lường website

>>>Đọc thêm: Tối ưu Website


Kết luận

Bài viết này Huy đã giúp các bạn hiểu tổng quan:

  • Khái niệm đo lường và tối ưu Website

  • Tầm quan trọng đo lường và tối ưu Website

  • Các chỉ số quan trọng đo lường Website

  • Các công cụ đo lường Website

  • Các bước tối ưu Website hiệu quả 


Ở mỗi phần, mình đã có viết thêm các bài chuyên sâu hơn dành cho những bạn muốn hiểu chi tiết về một khía cạnh nào đó. Hy vọng bài chia sẻ này giúp bạn được nhiều.


Đừng quên bình luận bên dưới!


18 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
bottom of page